Điểm Danh Các Giống Sả Có Tinh Dầu Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Các Giống Sả Có Tinh Dầu

Có những thứ tưởng chừng như quen thuộc, chúng ta tưởng đã biết rất rõ nhưng thực tế ngược lại, gần như hiểu biết của chúng ta về nó lại rất mơ hồ. Và cây Sả là một trong những số đó. Ai cũng nghĩ, cây Sả là cây phổ biến, được trồng xung quanh nhà để làm gia vị, nấu nước xông cảm…nhưng thực tế có bao nhiêu giống, phân bố ở đâu, ứng dụng trong đời sống như thế nào…thì gần như không phải ai cũng biết.

Và câu chuyện này xảy ra ngay chính với những thành viên của LMX. Vì vậy, nên các bài viết của LMX gần như rất ít thông tin về cây Sả. Và thậm chí đôi lúc tìm hình ảnh về một bụi sả hoặc vùng nguyên liệu trồng Sả cũng không tìm thấy.

Vậy có bao nhiêu giống Sả có thể chưng cất tinh dầu, và đặc điểm của từng loại như thế nào, hãy cùng LMX tìm hiểu thêm thông qua bài viết này nhé. 

1. Sả chanh (Cymbopogon citratus)

1. Sả chanh (Cymbopogon citratus)

Tên gọi khác: Sả chó, Sả cỏ

Đây là cây phố biến nhất và gần gũi nhất với người dân Việt Nam. Hiện nay, nguồn gốc chính xác của loài cây này vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhưng rất có thể khu vực Malenesia và Tây Ấn là quê hương của loài này. Sả chanh đã được đưa vào trồng trọt từ rất lâu đời ở các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ.

Từ sau đại chiến Thế giới lần thứ nhất, Sả chanh đã được đưa trồng quy mô lớn tại nhiều nơi thuộc vùng Nam và Trung châu Mỹ. Sau này, một vài nước thuộc châu Phi và Madagasca cũng đưa Sả chanh vào trồng trọt.

Đến nay, Sả chanh đã được trồng trọt hoặc hầu như được tự nhiên hóa ở hầu khắp các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm. Các nước Đông Nam Á, Nam Á không chỉ trồng Sả chanh trên các đồn điền, các trang trại và còn coi Sả chanh như một cây gia vị, một cây thuốc tại gia và hầu như mọi gia đình đều có một vài khóm trong vườn quanh nhà.

Sả chanh là một cây rất đa tác dụng, vừa có thể để chưng cất tinh dầu, làm gia vị và làm thuốc. Tinh dầu Sả chanh cũng là một loại tinh dầu được nhiều khách hàng của chúng mình yêu thích.

2. Sả dịu (Cymbopogon flexousus)

2. Sả dịu (Cymbopogon flexousus)

Sả dịu có thể bắt nguồn từ Ấn Độ (miền tây Ghats), Mianma và Thái Lan. Sả dịu hiện được gây trồng và tự nhiên hóa ở hầu khắp các khu vực trong vùng nhiệt đới.

Trong vùng Đông Nam Á, Sả dịu gần như là cây bản địa hoặc được gây trồng ở tất cả các nước. Sả dịu được gây trồng trên diện tích và là nguồn lợi quan trọng ở Ấn Độ, Indonesia và Madagasca. Về công dụng, Sả dịu cũng tương đồng như Sả chanh. 

3. Sả hoa hồng (Cymbopogon martini)

Sả hoa Hồng có nguồn gốc ở các bang Madhya Pradesh, Maharashatra, Andhdra Pradesh và Karnataka, nơi có khí hậu nóng ẩm thuộc Ấn Độ. Tại đây, chúng sinh trường ở trạng thái hoang dại và cũng được khai thác để lấy tinh dầu từ rất lâu đời. Người Ấn Độ đã đưa Sả hoa Hồng vào gieo trồng từ những năm đầu của thế kỷ XX.

3. Sả hoa hồng (Cymbopogon martini)

Tại Đông Nam Á, Sả hoa Hồng đã được nhập trồng ở Indonesia từ khoảng 1930 bởi người Hà Lan. Gần đây nhiều nước trong khu vực cũng đã bắt đầu trồng và sản lượng hoa Hồng ở các nước này cũng tăng dần. Những năm vừa qua, Sả hoa Hồng đã được đưa trồng rộng rãi với quy mô sản xuất hàng hóa ở nhiều nước (Brazil, Guatemala, Honduras và Madagasca). Một số nước châu Phi cũng nhập tròng Sả hoa Hồng ở những mức độ khác nhau. 

Từ những năm đầu của thập kỷ 80, Việt Nam cũng đã nhập và trồng thử nghiệp Sả hoa Hồng ở nhiều khu vực khác nhau ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…đến Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai), miền Trung (Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa) và một số tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ.

Khác với hai giống sả trên, sả hoa Hồng chỉ dùng để sản xuất tinh dầu để làm hương liệu. Bên cạnh đó, do sức chống chịu khỏe nên nhiều nơi ở Ấn Độ đã trồng sả hoa Hồng thành quần thể để làm cây che phủ đất, chống xói mòn trên các sườn núi, các đồi dốc; làm cây giữ đất ven bờ mương, bờ ao, bờ hồ và ven đường đi.

Việc hiểu rõ về các giống sả sẽ giúp bạn chọn lựa và sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Hãy áp dụng ngay những kiến thức này vào cuộc sống để tận dụng tối đa giá trị từ thiên nhiên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *